Chuyển đến nội dung chính

Cẩm nang tuyển dụng: Kỹ thuật đánh giá ứng viên trước, trong và sau khi phỏng vấn

Bạn đang đau đầu vì không biết làm thế nào để đánh giá ứng viên của mình một cách trọn vẹn và khách quan nhất trước, trong và sau khi phỏng vấn? Đừng lo, những chia sẻ trong bài viết sau đây của AZtest sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc này.
Cẩm nang tuyển dụng: Kỹ thuật đánh giá ứng viên trước, trong và sau khi phỏng vấn

Kỹ thuật đánh giá ứng viên trước phỏng vấn

Để có thể thực hiện phỏng vấn ứng viên, thì trước đó nhà tuyển dụng cần phải có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể từ công tác triển khai, thời gian triển khai, kết quả sau phỏng vấn. Cụ thể:

Lập kế hoạch tuyển dụng ứng viên

Trong quá trình lập kế hoạch tuyển dụng ứng viên, bạn cần trả lời các câu hỏi liên quan để xác định được mục tiêu tuyển dụng nhân viên mới lần này cho doanh nghiệp mình là gì. Các câu hỏi liên quan cụ thể như:

  • Vị trí tuyển dụng ứng viên? 

  • Số lượng ứng viên cần tuyển dụng cho doanh nghiệp?

  • Cần tuyển gấp hay không? 

  • Thời gian tuyển dụng ứng viên cho vị trí công việc đó trong bao lâu? 

  • Chi phí dành cho tuyển dụng lần này nhiều nhất là bao nhiêu? 

  • Những ai sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng và họ có sẵn sàng dành thời gian tham gia hay không? 

  • Trong trường hợp chưa thể tuyển được ứng viên tốt trong thời gian ngắn thì các bước xử lý tiếp theo là gì?

Sau khi thực hiện trả lời tất cả các câu hỏi liên quan ở trên việc tiếp theo bạn cần làm là xem xét yêu cầu tuyển dụng ứng viên của vị trí đó cụ thể: Trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi, bằng cấp,... Đưa ra càng nhiều yêu cầu càng tốt, rồi chọn lọc lauj những yêu cầu cần thiết cho vị trí công việc đó. 

Bước tiếp theo của việc lên kế hoạch tuyển dụng là lập ra bản mô tả công việc thật ngắn gọn, đầy đủ và đúng với công việc hiện tại cũng như sẵn sàng tìm kiếm ứng viên từ mọi nguồn khác nhau, trong đó bao gồm các kênh tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp bạn đang có. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các website tuyển dụng chất lượng, uy tín khác.

Kỹ thuật đánh giá ứng viên trước phỏng vấn
Lập kế hoạch, liên lạc với ứng viên và tạo các tiêu chí đánh giá trong quá trình phỏng vấn

 

Liên lạc với ứng viên thông báo về kế hoạch tuyển dụng

Kiểm tra các thông tin trong hồ sơ của ứng viên trước khi liên hệ, hãy chắc chắn là bạn đã nghiên cứu qua CV và đánh giá bước đầu về sự phù hợp của ứng viên với mục tiêu tuyển dụng của bằng bằng cách đưa ra bài test tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các bài test tuyển dụng tính cách như: trắc nghiệm MBTItrắc nghiệm DISC,... 

Ngoài ra trong quá trình liên lạc với ứng viên bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Ngay từ khi bắt đầu và cho đến khi kết thúc cuộc gọi cần giữ ấn tượng với ứng viên, ngay cả khi ứng viên từ chối. 

  • Mục đích chính của cuộc gọi là mời ứng viên tới dự phỏng vấn, tuy nhiên cần xác định được ứng viên sẽ tới công ty hay không để tránh mất thời gian của đôi bên. 

  • Sau khi cuộc gọi kết thúc hãy chủ động gửi mail cho ứng viên để xác nhận, điều này đảm bảo cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra đúng địa điểm và đúng vị trí. 

Tạo biểu mẫu các tiêu chí đánh giá

Sau khi ứng viên đã thành công vượt qua được vòng phỏng vấn điện thoại và bài test tuyển dụng việc tiếp theo bạn cần làm là lên một biểu mẫu thống kê với các tiêu chí đánh giá cụ thể. Nên ghi chú đầy đủ thông tin của các ứng viên tiềm năng, những đánh giá sơ bộ, làm căn cứ để bộ phận tuyển dụng và các bộ phận chuyên môn xem, đánh giá để tìm kiếm được những ứng viên phù hợp cho vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tìm. 

Kỹ thuật đánh giá ứng viên trong quá trình phỏng vấn

Phỏng vấn là giai đoạn quan trọng mà nhà tuyển dụng có thể nhìn rõ chân dung của ứng viên, cũng như thái độ của họ. Trong quá trình phỏng vấn bạn sẽ có được cái nhìn bao quát hơn về ứng viên. Do đó để quá trình phỏng vấn được thành công bạn cần nắm được kỹ thuật đánh giá ứng viên một cách cụ thể. 

Kỹ thuật đánh giá ứng viên trong phỏng vấn
Kỹ thuật đánh giá ứng viên trong quá trình phỏng vấn

 

Lập danh sách câu hỏi về kỹ năng mềm 

Kỹ năng mềm là một trong số những tiêu chí quan trong quá trình phỏng vấn, bên cạnh kỹ năng cứng để ứng viên sử dụng để bắt đầu sự nghiệp thì kỹ năng mềm sẽ giúp ứng viên nâng cao năng lực và thành công trong công việc đó. 

Để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên, bạn có thể tham khảo các bài test DISC, bài test MBTI,... để lên được bộ câu hỏi hoàn chỉnh nhất trong quá trình phỏng vấn ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng cần yêu cầu ứng viên đưa ra và tự đánh giá kỹ năng mềm của mình theo thang điểm, đưa ra các câu hỏi hành vi, tình huống hay các câu hỏi trắc nghiệm theo từng kỹ năng,... 

Giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công ty 

Hãy tìm hiểu xem ứng viên có suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về doanh nghiệp của bạn. Trong quá trình tìm hiểu nếu thấy quan điểm nào chưa đúng hãy trao đổi với ứng viên để xóa bỏ được những nghi ngờ hay sự mơ hồ của ứng viên về vấn đề đó. 

Đừng quên giới thiệu về tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ,.. cho ứng viên khi phỏng vấn. Đừng cứ chăm chăm tìm hiểu ứng viên mà hãy cho ứng viên có cơ hội hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn.

Trao đổi với ứng viên về cách bước tiếp theo cần làm

Trao đổi, trò chuyện với ứng viên cũng là cách giúp doanh nghiệp đánh giá được thái độ, cử chỉ, hành động,... và biết được ứng viên có chăm chú lắng nghe những gì bạn đang trao đổi hay không, có cư xử chừng mực hay không.

Hãy giúp ứng viên biết được thông tin về các bước tuyển dụng tiếp theo là gì. Bạn nên cho họ biết thời gian dự kiến có kết quản, hoặc các bước tuyển dụng tiếp nếu có. 

Kỹ thuật đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Để có thể đánh giá khách quan ứng viên sau phỏng vấn bạn cần tổng hợp lại những đánh giá của mình để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Đây là giai đoạn bạn tổng hợp các tiêu chí đánh giá ứng viên từ trước đến nay. Cụ thể:

Đánh giá kỹ năng chuyên môn của ứng viên 

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá ứng viên sau phỏng vấn. Bạn nên tổng hợp các tiêu chí từ các phòng ban chuyên môn, đặc biệt là những người có kinh nghiệm về vị trí đó. Từ đó hãy đánh giá để biết được ứng viên bạn phỏng vấn có đạt được những mục tiêu ban đầu cho vị trí đó hay không? Việc dựa vào những tiêu chí đánh giá sẽ giúp bạn có được kết quả đánh giá khách quan, minh bạch nhất. 

Đánh giá kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng đặc biệt với những vị trí đặc thù như nhân viên kinh doanh, bán hàng hay chăm sóc khách hàng,... Tất cả những vị trí này kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố quyết định giúp ứng viên hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Do đó, tùy vào tính chất công việc mà bạn nên đưa ra những yêu cầu cụ thể để biết được kỹ năng giao tiếp sẽ ở mức nào. 

Cần biết được trong lúc phỏng vấn trực tiếp ứng viên sẽ thể hiện như thế nào về cách trả lời câu hỏi, hay cách ứng viên trả lời thông quá email để biết được mức độ khéo léo của ứng viên nhé. Đây chính là cơ hội giúp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhất. 

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm

Teamwork là một trong những kỹ năng cần thiết mà hầu hết các công việc đều đòi hỏi kỹ năng này, ngoại trừ một số công việc đặc biệt. Có thể nói kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp dung hòa các kỹ năng khác. Sẽ không ai muốn có tuyển dụng một ứng viên giỏi nhưng lại không có kỹ năng làm việc nhóm. Vậy nên nếu doanh nghiệp của bạn đề cao sự đoàn kết, gắn bó, khả năng hỗ trợ và cùng giải quyết khi có vấn đề thì cần chú trọng đến kỹ năng này. Đây sẽ là kỹ năng quan trọng để đánh giá ứng viên sau khi phỏng vấn mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều lựa chọn. 

Đánh giá trình độ ứng viên thông qua bài test tuyển dụng trên phần mềm thi trắc nghiệm

Ngoài việc đánh giá kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, doanh nghiệp có thể sử dụng bài test tuyển dụng để đánh giá trình độ, sự nhanh nhạy của ứng viên thông qua các bài thi trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm thi trắc nghiệm online

Kỹ thuật đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông qua bài test tuyển dụng trên phần mềm thi trắc nghiệm online 

Việc sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm sẽ giúp cho doanh nghiệp có được kết quả đánh giá chính xác, minh bạch và công bằng nhất cũng như tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí trong quá trình đánh giá ứng viên sau phỏng vấn. Với bài test tuyển dụng doanh nghiệp có thể sử dụng bài test IQbài test EQ... để đánh giá ứng viên của mình. 

Bên cạnh dựa vào các kỹ thuật đánh giá ứng viên sau phỏng vấn, bạn cũng cần ứng dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả để có kết quả khách quan, chính xác hơn. Về phương pháp đánh giá ứng viên sau phỏng vấn hiệu quả bạn có thể tham khảo tại bài viết: TOP 4 phương pháp đánh giá ứng viên sau phỏng vấn hiệu quả nhất.

Trên đây là cẩm nang tuyển dụng ứng viên hiệu quả cho doanh nghiệp mà AZtest muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. 

>>> XEM THÊM: 5 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

 >>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/tin-doanh-nghiep/cam-nang-tuyen-dung-ky-thuat-danh-gia-ung-vien-truoc-trong-va-sau-khi-phong-van-867.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn quan trọng trong chương trình của các cấp học. Việc học tốt bộ môn này ngay từ đầu sẽ mở ra những cơ hội tốt cho học sinh trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những phương pháp đã được áp dụng trong thực tế sau đây. Các phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả 1. Luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, trường THPT Pleiku đã mời thầy Jack Brennan Moloney, người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Thầy giáo Jack Brennan Moloney giảng dạy tại trường THPT Pleiku Năm học 2018- 2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi tuần học sinh những lớp này học 4 tiết môn tiếng Anh (kể cả chương trình tự chọn). Gia Lai là tỉnh miề

Người dùng sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm online

Hình thức thi trắc nghiệm online ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trắc nghiệm trên giấy. Để biết thêm những lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online 1. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng lớn đề thi Việc biên soạn được những bộ đề thi, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên từ khâu xây dựng nội dung câu hỏi, sắp xếp, bố trí hệ thống câu hỏi và đáp án để có được những bộ đề khác nhau. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng đề thi lớn Tuy nhiên với hình thức  thi trắc nghiệm online  của AZtest bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Dựa trên câu hỏi và  ma trận mà giáo viên nhập, hệ thống sẽ xáo trộn để tạo ra nhiều đề thi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được ma trận chung, chất lượng và tính khách quan của đề thi. 2. Đảm bảo tính chính xác trong khâu chấm bài

Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế

Thầy Lê Phú Hữu – giáo viên Trường THPT Phú Điền, Đồng Tháp - chia sẻ phương pháp giảng dạy bài thực hành “Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa” – một bài thực hành được cho là khá khó đối với cả thầy và trò. Giải pháp có thể áp dụng chung cho giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí phổ thông. Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Hướng dẫn kĩ lý thuyết thực hành, kĩ năng sử dụng thiết bị và cách lắp mạch điện Do cơ sở vật chất của trường chỉ có một phòng thực hành lý, nên cần đăng kí đúng lịch để các giáo viên trong tổ thỏa thuận lịch thực hành phù hợp mà không trùng lịch giữa các lớp. Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: TG