Chuyển đến nội dung chính

Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II

Với phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest việc tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II sẽ đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Để giúp thầy cô giáo có được những bộ đề thi trắc nghiệm môn Lý chất lượng AZtest xin chia sẻ bài viết sau đây. Theo dõi ngay để biết được các bước tạo đề thi trắc nghiệm Lý được thực hiện như thế nào nhé.
Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II
Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II

1. Các bước tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II trên AZtest

AZtest là phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến đã và đang được nhiều giáo viên sử dụng để tạo đề thi ôn luyện kiến thức môn Lý lớp 8 cho học sinh của mình. Với AZtest thầy cô giáo sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo để, tổ chức thi, trộn đề và chấm điểm cho học sinh,... Ngoài mức giá hợp lý, tính năng phù hợp, thì việc sử dụng AZtest để tạo đề cũng rất dễ dàng. Để tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II trên AZtest thầy cô giáo thực hiện theo các bước sau đây:
  • Bước 1: Bạn cần đăng ký khởi tạo tài khoản trên hệ thống AZtest tại đây.

  • Bước 2: Sau khi khởi tạo thành công, hệ thống sẽ gửi đến email bạn đã đăng ký tài khoản và mật khẩu. Bạn sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu đó để đăng nhập tài khoản trên AZtest.

  • Bước 3: Bạn tiến hành biên soạn đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II trên AZtest theo các hướng dẫn tại đây

2. Bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II

Để giúp các bạn hình dung dễ dàng hơn về cách tạo đề thi trắc nghiệm, AZtest đã tạo bộ đề thi mẫu: Đề thi 15 phút môn Lý lớp 8 học kỳ II. Bộ đề thi bao gồm 10 câu hỏi, thời gian làm bài 15 phút và được tính theo thang điểm 10.

trac nghiem ly 2
Bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II

Bạn có thể tham khảo bộ đề thi này tại đây để có thể tạo ra một ngân hàng đề thi môn Lý lớp 8 học kỳ II được phong phú và chất lượng hơn.

3. Cách giúp học sinh của bạn đạt điểm cao môn Lý lớp 8 học kỳ II

 

Cách học và chuẩn bị bài ở nhà

Thường xuyên xem lại các bài học đã được thầy cô giảng trên lớp. Vì đây là những bài các em đã được học, được biết, nên khi xem lại  khả năng nhớ được bài sẽ lâu hơn.  

Bên cạnh đó là khi xem trước bài mới các em nên chú trọng đến các khái niệm, các định luật, các tính chất,… có trong bài. Bởi chỉ khi hiểu rõ được các khái niệm các em mới có thể vận dụng một các tốt nhất trong việc làm bài tập của môn học này. Đánh dấu những phần khó hiểu trong bài để khi học có thể dễ dàng trao đổi với thầy cô hoặc bạn bè. Hãy đọc thật cẩn thận bài mới một vài lần để khi nghe giảng các em có thể tiếp thu nhanh được lượng kiến thức.

Về phần bài tập vận dụng, để có thể làm tốt các bài tập các em nên đọc thật kỹ đề bài sau đó tóm tắt đề bài rồi suy nghĩ tìm hướng giải thích hợp nhất. Các em đừng vội vàng viết  lời giải luôn mà hãy giải nháp trước rồi sau đó mới viết vào bài làm. Nên làm hết các  bài tập có trong sách giáo khoa và bài tập rồi mới chuyển sang sách nâng cao.

Thường xuyên làm các bài thực hành đơn giản trong các phần vận dụng, quan sát các hiện tượng xảy ra xung quanh. Hãy tìm đọc thật nhiều sách liên quan đến bộ môn Vật lý 8 để tìm ra lời giải thích phù hợp nhất cho các thí nghiệm và hiện tượng  quan sát được.

Cách học trên lớp

Các em phải luôn chú ý tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp, hăng hái trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài. Cho dù ý kiến của mình là đúng hay sai thì qua mỗi lần như vậy sẽ giúp các em hiểu và nhớ bài hơn. Gạch chân các từ khóa trong bài hoặc ghi lại những nội dung quan trọng lại. Những điều các em thắc mắc hãy mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè,….

Trong các tiết giải bài tập, thường xuyên lên bảng chữa bài tập, quan sát thầy cô và các bạn chữ bài, nêu lên những ý kiến của mình khi thầy cô gọi nhận xét bài tập của bạn. Hãy nghi lại các phương pháp giải bài tập khác dù cho kết quả bài mình làm là đúng. Chú ý các phần thầy cô giảng không có trong  sách vì đây là những kiến thức vận dụng thường có nhiều trong đời sống thực tế giúp các em tích lũy vốn kiến thức cho mình.

Cách học nhóm ngoài giờ học

Học nhóm là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”. Ưu điểm của phương pháp là các em học sinh có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả.

  • Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.
  • Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.
  • Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các thầy cô giáo các tạo đề thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 học kỳ II trên AZtest cũng như bật mí cho thầy cô giáo bí quyết giúp cho học sinh của mình đạt điểm cao môn Lý lớp 8 học kỳ II. Trong quá trình tạo đề thi trắc nghiệm nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0233 777 4455 (Ext 3) để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất. 
>>> XEM THÊM: Học sinh hào hứng ứng dụng kiến thức Vật lý vào thực tế trong tiết học STEM
--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

 >>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/cach-tao-de-thi-trac-nghiem-mon-ly-lop-8-hoc-ky-ii-696.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn quan trọng trong chương trình của các cấp học. Việc học tốt bộ môn này ngay từ đầu sẽ mở ra những cơ hội tốt cho học sinh trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những phương pháp đã được áp dụng trong thực tế sau đây. Các phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả 1. Luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, trường THPT Pleiku đã mời thầy Jack Brennan Moloney, người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Thầy giáo Jack Brennan Moloney giảng dạy tại trường THPT Pleiku Năm học 2018- 2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi tuần học sinh những lớp này học 4 tiết môn tiếng Anh (kể cả chương trình tự chọn). Gia Lai là tỉnh miề

Người dùng sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm online

Hình thức thi trắc nghiệm online ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trắc nghiệm trên giấy. Để biết thêm những lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online 1. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng lớn đề thi Việc biên soạn được những bộ đề thi, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên từ khâu xây dựng nội dung câu hỏi, sắp xếp, bố trí hệ thống câu hỏi và đáp án để có được những bộ đề khác nhau. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng đề thi lớn Tuy nhiên với hình thức  thi trắc nghiệm online  của AZtest bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Dựa trên câu hỏi và  ma trận mà giáo viên nhập, hệ thống sẽ xáo trộn để tạo ra nhiều đề thi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được ma trận chung, chất lượng và tính khách quan của đề thi. 2. Đảm bảo tính chính xác trong khâu chấm bài

Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế

Thầy Lê Phú Hữu – giáo viên Trường THPT Phú Điền, Đồng Tháp - chia sẻ phương pháp giảng dạy bài thực hành “Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa” – một bài thực hành được cho là khá khó đối với cả thầy và trò. Giải pháp có thể áp dụng chung cho giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí phổ thông. Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Hướng dẫn kĩ lý thuyết thực hành, kĩ năng sử dụng thiết bị và cách lắp mạch điện Do cơ sở vật chất của trường chỉ có một phòng thực hành lý, nên cần đăng kí đúng lịch để các giáo viên trong tổ thỏa thuận lịch thực hành phù hợp mà không trùng lịch giữa các lớp. Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: TG