Chuyển đến nội dung chính

Những khó khăn trong dạy học Công nghệ ở trường THPT

Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên.
Học sinh lớp 12H- Trường THPT Nguyễn Du (Nam Trực, Nam Định) - trong giờ dạy hoạt động thực hành chuyên đề “Mạch nguồn một chiều”.
Học sinh lớp 12H- Trường THPT Nguyễn Du (Nam Trực, Nam Định) - trong giờ dạy hoạt động thực hành chuyên đề “Mạch nguồn một chiều”.

Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức lý thuyết.

Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông.

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập môn Công nghệ; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.

Thiếu động cơ học tập

Chương trình bộ môn Công nghệ phổ thông còn nặng tính hàn lâm, chưa phù hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền. Bộ môn được coi là môn phụ nên học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Chủ yếu học sinh tập trung vào ôn thi tốt nghiệp nên đa số các em không đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn này. Mặt khác, một số trường phân công giáo viên dạy không đúng chuyên môn…

Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá chưa kích thích được tinh thần, khí thế của người dạy và người học, chưa thúc đẩy được chất lượng, hiệu quả dạy học và cũng chưa kịp thời uốn nắn được những lệch lạc xảy ra.

Kết quả học tập (thể hiện chất lượng dạy học) ở từng trường, từng lớp chủ yếu phụ thuộc vào sự đánh giá của cá nhân giáo viên dạy ở lớp đó, trường đó. Bởi vì thường là người dạy, người ra đề, người chấm thi là một.

Ngoài các đặc điểm chung của môn Công nghệ phổ thông, môn Công nghệ lớp 12 còn có một đặc điểm riêng là nó nghiên cứu về kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điện, được ứng dụng rộng rãi và rất gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh.

Nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý kỹ thuật khá phức tạp nên nội dung môn học vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng cao. Mặt khác môn học này lại có khối lượng kiến thức khá lớn, phức tạp và khó.

Phần “Kỹ thuật điện tử” là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh liện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử.

Những kiến thức đó mang tính chuyên ngành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừa trừu tượng và khó ghi nhớ đối với học sinh, nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn khi giảng dạy nội dung này.

Hạn chế về giáo viên

Hiện nay, mặc dù khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ thay đổi, các hiện tượng thực tế học sinh phải tiếp xúc rất phong phú, thế nhưng việc cập nhật thông tin, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên chưa được chú ý đúng mức.

Vì vậy, trong giảng dạy bộ môn, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng. Mặt khác, quan niệm và nhận thức nói chung của các bậc cha mẹ học sinh và ngay cả các cấp quản lý giáo dục về vị trí, vai trò của giáo dục công nghệ phổ thông vẫn chưa đúng mức và thống nhất.

Những vấn đề về chế độ chính sách nhằm khuyến khích dạy và học công nghệ, cơ chế sử dụng đội ngũ giáo viên công nghệ phổ thông vẫn còn lúng túng, chưa thỏa mãn, chưa phù hợp.

Do vậy, một số giáo viên chưa đầu tư đúng mức hoặc chưa có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn học sinh chưa hứng thú với môn học, học tập còn mang tính đối phó, hời hợt, tâm lý đó gây lên cản trở trong việc học tập môn này.

Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống: thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi, phương pháp này mang tính chất thông báo, tái hiện.

Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học, thuật ngữ này dần dần trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi lý luận, hoặc còn là chủ trương, chỉ thị,… chứ chưa thực sự đi vào nhà trường, chưa trở thành nhu cầu bức xúc với từng giáo viên, học sinh, từng môn học, bài học.

Đại đa số giáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ thể…thì vẫn còn lúng túng.

Thiếu sự hỗ trợ từ thiết bị

Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế. Nội dung kiến thức môn học đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình, vật thật,… nhưng thực tế hiện nay dạy “chay” vẫn phổ biến.

Đối tượng của môn Công nghệ lớp 12 có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu không có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học thì giáo viên khó có thể chuyển tải đầy đủ kiến thức tới học sinh được.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Công Nghệ lớp 11 học kỳ II

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

 >>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/nhung-kho-khan-trong-day-hoc-cong-nghe-o-truong-thpt-672.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn quan trọng trong chương trình của các cấp học. Việc học tốt bộ môn này ngay từ đầu sẽ mở ra những cơ hội tốt cho học sinh trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những phương pháp đã được áp dụng trong thực tế sau đây. Các phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả 1. Luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, trường THPT Pleiku đã mời thầy Jack Brennan Moloney, người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Thầy giáo Jack Brennan Moloney giảng dạy tại trường THPT Pleiku Năm học 2018- 2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi tuần học sinh những lớp này học 4 tiết môn tiếng Anh (kể cả chương trình tự chọn). Gia Lai là tỉnh miề

Người dùng sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm online

Hình thức thi trắc nghiệm online ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trắc nghiệm trên giấy. Để biết thêm những lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online 1. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng lớn đề thi Việc biên soạn được những bộ đề thi, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên từ khâu xây dựng nội dung câu hỏi, sắp xếp, bố trí hệ thống câu hỏi và đáp án để có được những bộ đề khác nhau. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng đề thi lớn Tuy nhiên với hình thức  thi trắc nghiệm online  của AZtest bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Dựa trên câu hỏi và  ma trận mà giáo viên nhập, hệ thống sẽ xáo trộn để tạo ra nhiều đề thi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được ma trận chung, chất lượng và tính khách quan của đề thi. 2. Đảm bảo tính chính xác trong khâu chấm bài

Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế

Thầy Lê Phú Hữu – giáo viên Trường THPT Phú Điền, Đồng Tháp - chia sẻ phương pháp giảng dạy bài thực hành “Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa” – một bài thực hành được cho là khá khó đối với cả thầy và trò. Giải pháp có thể áp dụng chung cho giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí phổ thông. Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Hướng dẫn kĩ lý thuyết thực hành, kĩ năng sử dụng thiết bị và cách lắp mạch điện Do cơ sở vật chất của trường chỉ có một phòng thực hành lý, nên cần đăng kí đúng lịch để các giáo viên trong tổ thỏa thuận lịch thực hành phù hợp mà không trùng lịch giữa các lớp. Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: TG