Chuyển đến nội dung chính

Dạy học Tin học theo Chương trình GDPT mới: Không để khó khăn cản bước

Tin học trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT mới bậc tiểu học (từ lớp 3). Thời điểm triển khai sắp tới gần nhưng nhiều trường học, đặc biệt trường vùng khó vẫn trong tình trạng “trắng” tin học bởi thiếu điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên. Tìm cách tháo gỡ nhanh chóng, linh hoạt… là đòi hỏi bắt buộc để các địa phương, trường học có thể triển khai môn Tin học đúng lộ trình đề ra. 
Dạy học Tin học theo Chương trình GDPT mới: Không để khó khăn cản bước
Dạy học Tin học theo Chương trình GDPT mới: Không để khó khăn cản bước

Thiếu cả nguồn lực và nhân lực

Cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết: Dù trong thời đại 4.0, Tin học trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT mới song gần 300 HS ở điểm trường chính và 8 điểm trường lẻ năm học vừa qua vẫn chưa được tiếp cận với môn học này. Nguyên nhân chính bởi trường vẫn trống cả giáo viên (GV) lẫn trang thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Năm học vừa qua, toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính phục vụ công tác văn phòng. Năm học này,các điều kiện để triển khai môn Tin học về cơ bản vẫn chưa có sự thay đổi.

Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long, huyện Yên Minh (Hà Giang) là một trong những trường vùng khó chưa triển khai dạy học Tin học bởi thiếu cả GV chuyên trách lẫn thiết bị máy móc, phòng chức năng... Đây cũng là một trong nguyên nhân quan trọng trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, trường không thể triển khai dạy học trực tuyến. 

“Vẫn biết không được học Tin học là thiệt thòi lớn với HS vùng khó nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa có, nhiều điểm trường lẻ, chưa dồn hết HS từ lớp 3 về trường trung tâm, đội ngũ GV giảng dạy tin học “khuyết”... , nhà trường đành “bó tay” trong việc triển khai. Khi nào có đủ điều kiện dạy học Tin học vẫn là câu hỏi không thể trả lời bởi điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư, chỉ đạo của địa phương, phòng GD&ĐT” – thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long chia sẻ.  

Ông Nông Trọng Trình – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học (Sở GD&ĐT Cao Bằng) cũng cho biết: Triển khai Chương trình GDPT mới, lo lắng lớn nhất của ngành GD-ĐT Cao Bằng là thiếu đội ngũ GV Tiếng Anh và Tin học. Hiện, toàn tỉnh mới có gần 40 GV tin học/217 trườngtiểu học. Như vậy, để triển khai dạy Tin học bắt buộc, ngành GD-ĐT Cao Bằng phải bổ sung “cấp tốc” cả trăm GV Tin học. Đi liền đó là trang bị gấp cơ sở vật chất, máy móc, phòng học…

“Trước mắt còn bộn bề khó khăn phải tháo gỡ mới có thể triển khai mônTin học ở bậc tiểu học. Mới đây, Sở GD&ĐT Cao Bằng đã thỏa thuận với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để đào tạo“gấp” mộtkhóa GV Tin học. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục sẽ huy động một số GV đang giảng dạy trong các trường tiểu học tham gia đào tạo văn bằng 2 môn Tin học để có thể cung ứng ngay số lượng GV dạy môn học này…” – ông Nông Trọng Trình thông tin.

Linh hoạt tháo gỡ 

Thực tế cho thấy, khó khăn trong triển khai dạy học tin học bậc tiểu học ở nhiều địa phương, nhà trường (đặc biệt vùng khó) xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, do quá trình thực hiện Chương trình GDPT hiện hành, môn Tin học vẫn là môn tự chọn nên nhiều địa phương chưa tập trung tuyển GV dạy cũng như không đầu tư về cơ sở vật chất.

Cùng đó, nhiều trường trong tình trạng thiếu phòng học chức năng, số lượng và chất lượng máy móc vừa thiếu về số lượng, xuống cấp về chất lượng. Nguồn ngân sách cấp cho các nhà trường hạn hẹp nên không đủ điều kiện tự đầu tư mua sắm máy móc, sửa chữa nâng cấp phòng chức năng… dù nhu cầu được học Tin học ở HS là có.

TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) từng lưu ý và chỉ ra cách tháo gỡ cho các địa phương: Khi Tin học là môn học tự chọn, các địa phương chưa có căn cứ để tuyển GV. Nhưng theo Chương trình GDPT mới, môn học này sẽ bắt buộc. Vì vậy, đây là căn cứ pháp lí để các địa phương tiến hành tuyển dụng GV theo vị trí việc làm để thực hiện Chương trình GDPT mới. Các địa phương cần lưu ý chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng bổ sung vị trí việc làm với môn Tin học, đồng thời xây dựng vị trí định biên đủ định mức số tiết quy định…

Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung lý 1 xã Trung Lý huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cũng nhận định: Việc chuẩn bị dạy học Tin học bắt buộc quan trọng nhất vẫn là trang bị cơ sở vật chất, máy móc. Với đội ngũ GV có thể “gỡ” bằng nhiều giải pháp như: Cử GV trong trường đi đào tạo ngắn hạn; GV của 1 - 3 trường gần nhau có thể hỗ trợ dạy học. Thậm chí, hướng dẫn học trực tuyến về lý thuyết cho HS…

Thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH xã Mậu Long, huyện Yên Minh (Hà Giang) chia sẻ: Chúng tôi dự tính cử một số GV có năng lực chuyên môn Tin học đi đào tạo văn bằng 2 theo chủ trương chung của huyện. Sau khóa đào tạo ngắn hạn, GV sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu chuyên môn để giảng dạy. Đào tạo dù ngắn hạn không đáng lo lắng về chất lượng bởi các thầy cô hiện nay đều trẻ, có nền tảng tin học tốt từ phổ thông và ĐH, được trang thiết bị về công nghệ thông tin, tiếp xúc thường xuyên với tin học, máy tính, nguồn tài liệu tham khảo nhiều trên mạng... 

Hơn thế, kiến thức Tin học cho HS tiểu học (từ lớp 3) chưa quá khó so với năng lực và kiến thức GV đã được đào tạo văn bằng 2. Thậm chí, với GV có nền tảng Tin học tốt, chịu khó tự học… cũng có thể đảm đương nhiệm vụ dạy học Tin học cho HS tiểu học. 
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Tin Học lớp 7 học kỳ I

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest. 

>>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/day-hoc-tin-hoc-theo-chuong-trinh-gdpt-moi-khong-de-kho-khan-can-buoc-639.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn quan trọng trong chương trình của các cấp học. Việc học tốt bộ môn này ngay từ đầu sẽ mở ra những cơ hội tốt cho học sinh trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những phương pháp đã được áp dụng trong thực tế sau đây. Các phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả 1. Luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, trường THPT Pleiku đã mời thầy Jack Brennan Moloney, người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Thầy giáo Jack Brennan Moloney giảng dạy tại trường THPT Pleiku Năm học 2018- 2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi tuần học sinh những lớp này học 4 tiết môn tiếng Anh (kể cả chương trình tự chọn). Gia Lai là tỉnh miề

Người dùng sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm online

Hình thức thi trắc nghiệm online ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trắc nghiệm trên giấy. Để biết thêm những lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online 1. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng lớn đề thi Việc biên soạn được những bộ đề thi, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên từ khâu xây dựng nội dung câu hỏi, sắp xếp, bố trí hệ thống câu hỏi và đáp án để có được những bộ đề khác nhau. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng đề thi lớn Tuy nhiên với hình thức  thi trắc nghiệm online  của AZtest bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Dựa trên câu hỏi và  ma trận mà giáo viên nhập, hệ thống sẽ xáo trộn để tạo ra nhiều đề thi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được ma trận chung, chất lượng và tính khách quan của đề thi. 2. Đảm bảo tính chính xác trong khâu chấm bài

Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế

Thầy Lê Phú Hữu – giáo viên Trường THPT Phú Điền, Đồng Tháp - chia sẻ phương pháp giảng dạy bài thực hành “Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa” – một bài thực hành được cho là khá khó đối với cả thầy và trò. Giải pháp có thể áp dụng chung cho giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí phổ thông. Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Hướng dẫn kĩ lý thuyết thực hành, kĩ năng sử dụng thiết bị và cách lắp mạch điện Do cơ sở vật chất của trường chỉ có một phòng thực hành lý, nên cần đăng kí đúng lịch để các giáo viên trong tổ thỏa thuận lịch thực hành phù hợp mà không trùng lịch giữa các lớp. Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: TG