Chuyển đến nội dung chính

Lặp tiềm thức - phương pháp dạy Tiếng Anh của cô giáo 9x

Với phương pháp Lặp tiềm thức, cô Hàn Thị Hải Huyền không yêu cầu, áp đặt học sinh thuộc lòng từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh. Thay vào đó, các em được cung cấp hình ảnh, âm thanh cùng những nội dung kiến thức được lặp đi lặp lại, giúp nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ và ghi nhớ kiến thức.
Lặp tiềm thức - phương pháp dạy Tiếng Anh của cô giáo 9x
Lặp tiềm thức - phương pháp dạy Tiếng Anh của cô giáo 9x
Là một giáo viên trực tuyến được nhiều học sinh yêu mến, cô Hải Huyền đã có 7 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho bậc Tiểu học. Hiện, ngoài mở những lớp học thêm tại nhà thì cô còn là giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Khi dạy Tiếng Anh, nhiều giáo viên thường yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng từ mới, cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp. Trong khi đó, cô Hàn Thị Hải Huyền hoàn toàn không khuyến khích học sinh phải học thuộc mà mong muốn các em chủ động ghi nhớ một cách tự nhiên. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, quan sát và lắng nghe học sinh, cô Huyền đúc rút ra phương pháp Lặp tiềm thức - một trong những bí quyết giúp học sinh ghi nhớ kiến thức từ vựng lâu bền nhất.
Theo đó, phương pháp Lặp tiềm thức không bắt nguồn từ ngôn ngữ mà bắt nguồn từ trí nhớ, với mục đích chính nhằm giúp học sinh ghi nhớ và chủ động vận dụng những kiến thức các em tiếp thu được từ ngôn ngữ vào thực tế.
Ví dụ: Trong mỗi video bài giảng sẽ có một chủ đề và nội dung kiến thức cụ thể, cô Huyền sẽ lặp đi lặp lại chủ đề đó bằng nhiều cách và hình thức truyền tải khác nhau. Cô thường bắt đầu bài giảng bằng một bài hát vui nhộn, lần lặp thứ 2 cô sử dụng các flashcard, sau cùng là dùng các trò chơi để kiểm tra xem học sinh đã ghi nhớ được đến đâu. Cứ như thế, kiến thức bài học lặp đi lặp lại giúp các em không cảm thấy bị nhàm chán.
“Học sinh cần hiểu tốt những điều cơ bản, có một nền tảng vững chắc trước khi tiếp thu những kiến thức sâu hơn. Đầu tiên, các em phải thao tác với đối tượng trong thực tế, sau đó diễn đạt lại bằng tranh ảnh trước khi sử dụng các cấu trúc phức tạp. Việc giáo viên lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần trong bài giảng là cách tốt nhất và dễ nhất để các em ghi nhớ chính xác và đầy đủ những nội dung trọng điểm có trong bài” - Cô Huyền chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, để tăng thêm hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh, cô Huyền thường thiết kế trau chuốt các bài giảng sao cho việc lặp lại các thông tin, các từ hay các cấu trúc ngữ pháp ở nhiều dạng thức khác nhau, khiến các em không biết rằng đó là những kiến thức được nhắc lại.
Với phương pháp Lặp tiềm thức, học sinh ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian hơn so với việc học thuộc. Trong các bài giảng thuộc Chương trình Học Tốt tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, cô Huyền thường lồng ghép bí quyết này vào bài giảng để tăng hiệu quả tiếp thu bài học. Nhờ vậy, bài giảng của cô luôn được học sinh yêu thích và đón nhận nhiệt tình
Nói về những lợi ích của việc dạy và học trực tuyến, cô Huyền cho rằng, đây là một trong những phương pháp tối ưu giúp những người làm giáo dục có thể tiếp cận và mang tri thức tới đông đảo học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao tinh thần chủ động và tính tự giác học tập. Đây cũng là công cụ giúp phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi quá trình học của con.
Chia sẻ về vai trò của người thầy trong việc đưa tiếng Anh đến gần hơn với học sinh, cô Hải Huyền bày tỏ, giáo dục hiện nay hướng đến việc đào tạo và phát triển năng lực cá nhân một cách toàn diện, tạo ra những con người của thời đại mới. Ở đó thầy cô đóng vai trò định hướng, khơi nguồn sáng tạo và cảm hứng để học sinh khám phá tri thức. Cho dù phương pháp mà giáo viên giảng dạy có hay như thế nào thì cũng đòi hỏi sự lĩnh hội cũng như tập trung tiếp thu ở học sinh.
“Đặc biệt, học sinh phải nhớ mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh chính là có thể sử dụng nó như phương tiện giao tiếp bình thường, vì thế đừng coi tiếng Anh là môn học mà hãy xem nó theo đúng bản chất là ngôn ngữ, là sự thoải mái trong tiếp xúc, lĩnh hội và sử dụng, không phải học vì lấy điểm.”, cô Huyền chia sẻ thêm.
Với những quan điểm đó, trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh, cô Huyền luôn linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp mới, cập nhật theo xu hướng để giúp học sinh làm chủ kiến thức, có cái nhìn trực quan về bài học; từ đó ghi nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh lớp 8 học kỳ I
--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

 >>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/lap-tiem-thuc-phuong-phap-day-tieng-anh-cua-co-giao-9x-544.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn quan trọng trong chương trình của các cấp học. Việc học tốt bộ môn này ngay từ đầu sẽ mở ra những cơ hội tốt cho học sinh trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những phương pháp đã được áp dụng trong thực tế sau đây. Các phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả 1. Luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, trường THPT Pleiku đã mời thầy Jack Brennan Moloney, người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Thầy giáo Jack Brennan Moloney giảng dạy tại trường THPT Pleiku Năm học 2018- 2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi tuần học sinh những lớp này học 4 tiết môn tiếng Anh (kể cả chương trình tự chọn). Gia Lai là tỉnh miề

Người dùng sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm online

Hình thức thi trắc nghiệm online ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trắc nghiệm trên giấy. Để biết thêm những lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Lợi thế của hình thức thi trắc nghiệm online 1. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng lớn đề thi Việc biên soạn được những bộ đề thi, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên từ khâu xây dựng nội dung câu hỏi, sắp xếp, bố trí hệ thống câu hỏi và đáp án để có được những bộ đề khác nhau. Biên soạn đề thi nhanh chóng và quản lý được số lượng đề thi lớn Tuy nhiên với hình thức  thi trắc nghiệm online  của AZtest bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Dựa trên câu hỏi và  ma trận mà giáo viên nhập, hệ thống sẽ xáo trộn để tạo ra nhiều đề thi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được ma trận chung, chất lượng và tính khách quan của đề thi. 2. Đảm bảo tính chính xác trong khâu chấm bài

Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế

Thầy Lê Phú Hữu – giáo viên Trường THPT Phú Điền, Đồng Tháp - chia sẻ phương pháp giảng dạy bài thực hành “Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa” – một bài thực hành được cho là khá khó đối với cả thầy và trò. Giải pháp có thể áp dụng chung cho giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí phổ thông. Thực hiện tốt bài dạy thực hành Vật lý trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Hướng dẫn kĩ lý thuyết thực hành, kĩ năng sử dụng thiết bị và cách lắp mạch điện Do cơ sở vật chất của trường chỉ có một phòng thực hành lý, nên cần đăng kí đúng lịch để các giáo viên trong tổ thỏa thuận lịch thực hành phù hợp mà không trùng lịch giữa các lớp. Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau: TG