Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2019

Cô giáo chia sẻ phương pháp dạy học môn Sinh học thú vị

Tự sáng tác thơ, lồng ghép thơ ca vào dạy học, “làm lạ” môn Sinh học, mới đây cô giáo Nguyễn Thị Phương Nam, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM là một trong ít giáo viên ở TPHCM được Thủ tướng trao Bằng khen. Cô Phương Nam được Thủ tướng trao bằng khen Dạy Sinh học bằng thơ Nhiều năm qua, nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM đã quá quen thuộc với cách học môn Sinh thông qua thơ của cô giáo Nguyễn Thị Phương Nam. Cô tự sáng tác thơ, lồng ghép thơ ca, kịch vào bài giảng, kết hợp việc dạy học theo dự án mang đến với học trò những tiết học đầy mới lạ và niềm vui. “ GEN cùng tương tác Với MÔI TRƯỜNG bình thường Thành KIỂU HÌNH dễ thương Trái đất thêm tươi đẹp. TẬP HỢP CÁC KIỂU HÌNH Của cùng một kiểu gen Tuỳ môi trường thân quen Gọi là MỨC PHẢN ỨNG. KIỂU HÌNH cũng có thể Thay đổi theo môi trường MỀM DẺO thật thân thương Ta gọi là THƯỜNG BIẾN. Kiểu gen không thay đổi Chỉ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH Giúp THÍCH NGHI thật nhanh. Gián tiếp cho TIẾN HÓA.” Đó là

Gợi ý cách giáo dục học sinh chưa ngoan

Ở bất kỳ cấp học nào, loại hình trường học nào cũng có đối tượng HS chưa ngoan. Giáo dục học sinh (HS) chưa ngoan trong nhà trường là một vấn đề cấp thiết nên luôn nhận được sự quan tâm của thầy cô, nhà trường và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Những “gạch đầu dòng” để giáo dục học sinh chưa ngoan Nhận diện và làm bạn với HS chưa ngoan HS chưa ngoan thường là các HS có những hành động khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn. Đó là những em thường xuyên ăn nói thô tục, có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực, thích nổi loạn, thường xuyên đứng ngoài cuộc các hoạt động học tập của lớp. Không chỉ xem thường bạn bè, thầy cô, những đối tượng này thường có những hành vi chống đối GV. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho HS chưa ngoan nhưng tựu trung lại là do yếu tố gia đình và môi trường sống. Nguyên nhân thường thấy nhất là: gia đình của HS thường xảy ra xung đột, mâu thuẫn, thiếu hạnh phúc; đời sống kinh tế của gia đình HS khó khăn; HS mất căn bản kiến thứ

Những ví dụ có thể đưa vào dạy học Hóa 8 và 9

Để kích thích học sinh yêu thích bộ môn Hóa học, GV bộ môn thường áp dụng phương thức lồng ghép hỏi đáp, kể chuyện, liên hệ thực tiễn… vào bài học. Dưới đây là những ví dụ mà AZtest muốn chia sẻ đến quý thầy cô. Lồng ghép kể chuyện, liên hệ thực tiễn vào môn Hóa học 8 và 9 1. Những ví dụ liên hệ thực tiễn vào môn Hóa học 8 Bài học được áp dụng Ví dụ đưa vào dạy học Giải thích/Nội dung Bài 28:   “Không khí và sự cháy” Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu máy thành đống? Vì những giẻ dính dầu mỡ đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hoá chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ lại đến một lúc nào đó nhiệt toả ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự oxi hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy. Bài 31: “Tính chất, ứng dụng của Hiđro” Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của ta không bay được còn nếu được bơm khí hidro vào thì bay lên được? Vì trong hơi thở ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, nên khi thổi

Làm thế nào để có giờ dạy Địa lý thành công

Tiếp nối những phương pháp dạy học dạy học Địa lý đã được chia sẻ ở phần 1, AZtest tiếp tục chia sẻ đến quý thầy cô và bạn đọc bí quyết để có những giờ dạy Địa lý hấp dẫn với những phương pháp độc đáo, sáng tạo trong phần 2. Hãy cùng theo dõi. Bí quyết để có những giờ dạy Địa lý hấp dẫn >>>Xem thêm : Bí quyết để có những giờ dạy Địa lý hấp dẫn - Phần 1 I. DẠY HỌC ĐỊA LÝ HIỆU QUẢ VỚI PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA Sơ đồ thực tế là một phương tiện trực quan, thể hiện mối liên hệ giữa các đối tượng, các thành phần bằng các mũi tên, bảng biểu... phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể. Dựa vào lý thuyết trên cô giáo Hoàn Thị Bích Quyên (Trường THPT Mỹ Tho - Nam Định) đã vận dụng vào những giờ dạy Địa lý của mình.  Sơ đồ thực tế là một phương tiện trực quan, thể hiện mối liên hệ giữa các đối tượng, các thành phần bằng các mũi tên, bảng biểu... phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thứ

Chia sẻ bí quyết để có giờ dạy địa lý thành công - phần 1

Địa lý là môn có dung lượng kiến thức khá dài và khô khan, vì vậy một bộ phận không nhỏ học sinh (HS) cảm thấy nhàm chán, không thích thú dẫn đến chất lượng môn học không cao. Vậy hãy cùng tìm hiểu những phương pháp dạy Địa lý thú vị được AZtest tổng hợp dưới đây để áp dụng vào giờ dạy của mình. Bí quyết để có những giờ dạy Địa lý hấp dẫn 1. Thổi hồn thơ vào bài giảng “Muốn hấp dẫn được học sinh trong giờ lên lớp, người thầy phải mang tới cho các em một nguồn năng lượng tươi mới. Bởi vậy việc tích lũy kiến thức trên nhiều lĩnh vực kết hợp với sự sáng tạo mới thực sự thổi hồn vào những bài giảng cho học trò. Từ đó, các em yêu thích, hiểu môn học, hiểu về thế giới xung quanh để chung sống hòa bình và sống một cách hiệu quả hơn”.  Đó là chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Chí Tuấn, giáo viên Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, TPHCM.   Thầy giáo Nguyễn Chí Tuấn Trong giảng dạy, để giúp HS phát triển năng lực hiệu quả, thầy Tuấn luôn chịu khó áp dụng các phương pháp dạy học t